Gió ViVu – VÒNG NGUYỆT QUẾ CHO HÒA BÌNH

Mỗi năm khi giải Nobel được trao, những người đoạt giải thường được nhận một huy chương và giải thưởng tiền tệ. Dù không có “vòng Nguyệt Quế” làm phần thưởng, người đoạt giải Nobel vẫn mang biểu tượng của người anh hùng chiến thắng đầy vinh quang.

Tiếng Anh “Lauretate” có nghĩa là “người đoạt giải”, lấy thẳng từ chữ Latin “Laureatus”, có nguồn gốc và lai lịch từ những người anh hùng Hy Lạp, đạt chiến thắng vinh quang, được đội lên đầu chiếc vương miện bằng lá Nguyệt Quế.Đọc tiếp “Gió ViVu – VÒNG NGUYỆT QUẾ CHO HÒA BÌNH

TRÊN NHỮNG PHIẾM NGÀ. MỘT CÂU CHUYỆN VỀ LÒNG KIÊN TRÌ

musik lernen

Tôi là cựu giáo viên dạy nhạc tại một trường tiểu học ở DeMoines. Tôi luôn kiếm được lợi tức từ công việc dạy đàn dương cầm , đó là một công việc mà tôi đã làm suốt 30 năm qua. Trong thời gian đó, tôi đã gặp nhiều trẻ em có những khả năng về âm nhạc ở nhiều cấp độ khác nhau. Tôi chưa bao giờ có hứng thú trong việc có học sinh thuộc dạng “cần nâng đỡ” mặc dù tôi đã từng dạy một vài học sinh tài năng , tuy nhiên tôi cũng dành thì giờ vào những học sinh mà tôi gọi là “trơ nhạc”. Một trong những học sinh đó là Robby.Đọc tiếp “TRÊN NHỮNG PHIẾM NGÀ. MỘT CÂU CHUYỆN VỀ LÒNG KIÊN TRÌ”

Gió ViVu – GIẢI NOBEL HÒA BÌNH ĐƯỢC TRAO CHO ALES BIALIATSKI – NHÀ HOẠT ĐỘNG VỀ NHÂN QUYỀN Ở BELARUS VÀ HAI TỔ CHỨC: MEMORIAL Ở NGA VÀ CENTER FOR CIVIL LIBERTIES Ở UKRAINE

Những người đoạt giải Nobel Hòa Bình năm nay, 2022, được vinh danh với những nỗ lực xuất sắc chống tội ác chiến tranh, xâm phạm nhân quyền và lạm dụng quyền lực trên chính quê hương của họ. Bao năm qua họ đã và đang đấu tranh để bảo vệ quyền tự do cơ bản của công dân. Đọc tiếp “Gió ViVu – GIẢI NOBEL HÒA BÌNH ĐƯỢC TRAO CHO ALES BIALIATSKI – NHÀ HOẠT ĐỘNG VỀ NHÂN QUYỀN Ở BELARUS VÀ HAI TỔ CHỨC: MEMORIAL Ở NGA VÀ CENTER FOR CIVIL LIBERTIES Ở UKRAINE”

Gió ViVu – ANNIE ERNAUX ĐƯỢC TRAO GIẢI NOBEL VĂN HỌC NĂM 2022

Năm 2022, nhà văn Pháp Annie Ernaux được trao giải Nobel Văn Học vì “lòng kiên cường và tính sâu sắc, nhạy bén về tâm lý, bà đã bày tỏ những ràng buộc, gò bó của xã hội qua ký ức”. Bà Ernaux được vinh danh với những tác phẩm viết trong một ranh giới mơ hồ giữa hồi ký và giả tưởng. Đọc tiếp “Gió ViVu – ANNIE ERNAUX ĐƯỢC TRAO GIẢI NOBEL VĂN HỌC NĂM 2022

Phạm hy Sơn – Tình Dục Trong Tục Ngữ Ca Dao

tinhduc-truyenkieuTình dục thuộc bản năng sinh tồn .  Các sinh vật từ cây cỏ, muông thú đến con người đã tồn tại qua thời gian, hết thế hệ này đến thế hệ khác, là do từ bản năng này .  Đối với con người, tình dục không phải là một sự xa lạ nhưng người ta tránh nói đến hay biểu lộ công khai vì nó dễ kích thích và không phải là những hình ảnh và cử chỉ thanh nhã mà ngược lại, là những sự việc thô tục không nên biểu lộ trước mặt mọi người .Đọc tiếp “Phạm hy Sơn – Tình Dục Trong Tục Ngữ Ca Dao”

Hoa Lan – Khế ngọt chuyển mùa: Ngày anh về (chương 10)

ngay anh veNgày trở về lại Đức của anh Đầu Vịt được tuyên bố một cách đột ngột khiến chị Lá Sen trở tay không kịp. Chị có cảm giác như bị anh cho vào tròng quay như chong chóng, mới hôm nào chị đã đề nghị với anh ở chơi Sài Gòn cho lâu lâu một tí, ít nhất cũng sang thu đợi cho cái vé 9 Euro hết hiệu lực, để chị tự do đi chơi cho đã rồi hẵng về. Đọc tiếp “Hoa Lan – Khế ngọt chuyển mùa: Ngày anh về (chương 10)”

Nguyễn thị Ngọc Dung – Trong Cơn Đau Một Vùng Nhang Khói…

Hình như con người ta, bao giờ cũng vậy: Bình thường, khi có được gì… trong tay, thì không để ý. Đến khi bị đánh mất đi, lúc ấy mới giật mình, ngơ ngẩn, tiếc và nhớ…

Quả là trong đời, có những chuyện bất ngờ xảy đến, thật vui và để lại bao nhiêu kỷ niệm đẹp, làm giàu cho cuộc sống. Nhưng, lại cũng có những chuyện bất ngờ khác xảy ra, lại khiến ngưòi ta cảm thấy buồn, nhớ, tiếc nuối và xót xa. Đọc tiếp “Nguyễn thị Ngọc Dung – Trong Cơn Đau Một Vùng Nhang Khói…”

Trần Thị Nhật Hưng – Hạnh nhẫn nhục

Hân tra chìa khóa, mở cửa bước vào phòng làm việc. Căn phòng khá rộng. Diện tích gấp hai sân bóng rổ hầu hết chứa kệ vải. Ở một góc sát cửa sổ nhìn ra ngọn đồi cỏ là chỗ làm việc của Hân với Susan, chiếm 1/6 căn phòng, có một bàn dài, kế đó là những dãy kệ chứa nút, phẹt-mơ-tuya (dây kéo) …Đọc tiếp “Trần Thị Nhật Hưng – Hạnh nhẫn nhục

Phạm hy Sơn – Vợ Chồng qua Tục Ngữ Ca Dao

Vợ chồng là sự kết hợp của một người nam và một người nữ do từ tình yêu đi đến hôn nhân .  Ngoài tình nghĩa ra, không có yếu tố nào khác có thể tạo hạnh phúc cho đời sống lứa đôi . 

Trong ca dao về tình yêu, chúng ta thấy nam nữ thanh niên Việt Nam ngay từ thời xa xưa đã không bị cấm đoán khắt khe như giáo điều của đạo Khổng “Nam nữ thụ thụ bất thân”, họ có thể làm quen với nhau trong bất cứ trường hợp nào như hội hè, cắt cỏ, tát nước, gặp gỡ ngoài đường . . . :Đọc tiếp “Phạm hy Sơn – Vợ Chồng qua Tục Ngữ Ca Dao”

Hoa Lan Thiện Giới – Bông hồng mùa Vu Lan

chua-vien-duc-1

Tu viện Viên Đức

Đã bao năm tôi bị cài hoa hồng trắng trong mùa Vu Lan thật là tủi thân. Nhưng biết làm sao đây khi người con đã mất đi người mẹ thân thương! Theo tục lệ đã định sẵn, khi mâm hoa hồng đỏ, trắng của các em trong Gia Đình Phật Tử đưa đến, tôi chỉ dám chọn đóa hoa màu trắng để cài lên áo, chứ không dám chọn màu đỏ dù rất thích. Nhưng hôm nay tại buổi lễ Vu Lan ở Tu Viện Viên Đức ngày 4 tháng 9 năm 2022, tôi gặp chuyện bất ngờ được ép cài hoa hồng đỏ. Trên mâm hoa chỉ mỗi một màu hồng, cái màu pha trộn giữa trắng và đỏ. Đọc tiếp “Hoa Lan Thiện Giới – Bông hồng mùa Vu Lan”

Trần Thị Nhật Hưng – Cánh chim lạc đàn

tsThiên địa phong trần

Hồng nhan đa truân

(Chinh Phụ Ngâm)

Khi bước xuống thuyền vượt biên ai cũng mang đầy hy vọng, mơ ước… Có kẻ mơ ước một tương lai xán lạn ở chân trời mới, có người chỉ mong những giấc mộng bình thường: Ngày hai bữa đủ no, tự do an ổn…Đọc tiếp “Trần Thị Nhật Hưng – Cánh chim lạc đàn

Phạm hy Sơn – Tình Yêu trong Tục Ngữ Ca Dao

liebeTục ngữ ca dao nói rất nhiều về tình yêu và phần lớn những bài ca dao hay nhất là những bài về tình yêu, từ những tình cảm lưu luyến thủa ban đầu, những lời thề nguyền gắn bó chung thủy, những ước vọng tương lai đến những phũ phàng xa cách, nhớ thương, đau khổ .Đọc tiếp “Phạm hy Sơn – Tình Yêu trong Tục Ngữ Ca Dao”

Đỗ Trường – TUYỂN TẬP 1- VỚI SÁU MƯƠI HAI NĂM THƠ PHƯƠNG TẤN

Tôi thật vui, và cảm động, ngày 15/5/2022 này nhận được bản thảo Tuyển tập 1 của nhà thơ Phương Tấn gửi tặng. Một tuyển tập quan trọng bậc nhất trong sự nghiệp (sáu mươi hai năm) sáng tạo của Phương Tấn. Dù Tuyển tập được rút, chọn ở những thi tập đã xuất bản từ đầu thập niên sáu mươi cho đến nay, nhưng khi đọc kỹ ta thấy, dường như có sự sắp xếp chương mục, chủ đề rõ ràng. Do vậy, nội dung bố cục khá chặt chẽ, mạch lạc với những: Tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình, và bạn bè, quê hương, đất nước, cùng thơ thế sự xã hội xuyên suốt Tuyển tập 1 này.Đọc tiếp “Đỗ Trường – TUYỂN TẬP 1- VỚI SÁU MƯƠI HAI NĂM THƠ PHƯƠNG TẤN”

Ngô Khôn Trí – ĐÔI DÒNG VỀ HỐI SUẤT ĐỒNG ĐÔ LA MỸ VÀ NHẬT

Hôm qua, thứ năm ngày 1/9/2022, báo chí đưa tin tại thị trường giao dịch tiền tệ quốc tế ở New York, 140 yên Nhật Bản chỉ hoán đổi ra được 1 đô la Mỹ, đồng yen ở mức thấp nhất trong 24 năm qua. Một số chuyên gia Nhật cho rằng lý do chính là vì Ngân hàng Trung ương Nhật Bản duy trì chính sách lãi suất cực thấp với lãi suất không thay đổi ở mức -0,10%, trong khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) tăng lãi suất từ 0,25% lên đến 2,5% và có khả năng sẽ tăng tiếp nữa.Đọc tiếp “Ngô Khôn Trí – ĐÔI DÒNG VỀ HỐI SUẤT ĐỒNG ĐÔ LA MỸ VÀ NHẬT

Trương Văn Dân – Cùng… BAY VỀ TÂM DỊCH (phần III)

Phần III Từ Doha đến Roma và từ Roma đến Milano. (từ trang 15 đến 22)

  1. Từ Doha đến Roma

Đến Doha vào buổi sáng. Ghé lại đây rất nhiều lần nên tôi rất biết sân bay này và lúc này thì lượng khách chỉ còn khoảng ¼ so với ngày thường.Đọc tiếp “Trương Văn Dân – Cùng… BAY VỀ TÂM DỊCH (phần III)”

Hoa Lan – Những gì không nói (chương 9)

những gì không nói

Tình cờ đọc được một đoạn văn trên mạng “Em dán chặt tôi vào đôi mắt em… Làm sao em hiểu được những gì tôi không nói“. Lá Sen chợt rúng động nghĩ về Lưỡi Hái, về hình ảnh chàng đang ngồi bên ly cà phê đen không đường không sữa, chắc phải đắng lắm! Cùng lúc ấy Lá Sen cũng đang uống cà phê với Tóc Mây, nhưng ly cà phê của nàng nhiều đường nhiều sữa. Lá Sen đọc hai câu thơ lấy được trên mạng, có liên quan đến ly cà phê đắng cay của chàng:Đọc tiếp “Hoa Lan – Những gì không nói (chương 9)”

Ngô Khôn Trí – ĐÔI DÒNG VỀ “G O R B Y”

gorbachev

Người lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô là ông Mikhail Gorbachev, có biệt danh là “GORBY” do nhiều người phương Tây đặt ra để bày tỏ sự thương quý ông vì đã góp phần chấm dứt Chiến tranh Lạnh.Đọc tiếp “Ngô Khôn Trí – ĐÔI DÒNG VỀ “G O R B Y”

Đỗ Trường – GIÁO SƯ NGUYỄN XUÂN VINH – CHÂN DUNG TỪ MỘT NHÀ VĂN

Nguyễn Xuân Vinh
GS Nguyễn Xuân Vinh

Hè năm nay đến thật sớm. Tháng bảy, có những lúc nhiệt độ ngoài trời đã đẩy cái nóng ở châu Âu lên đến gần 40 độ. Vì vậy, buộc tôi phải tìm về với biển Sint Philipsland – Holand. Nắng gió nơi đây thêm phần hứng khởi cho việc câu cua, nhặt hào. Đang rung rinh, phấn khích chợt có tin nhắn từ Cali của một bác nhà văn già: Giáo sư, nhà văn Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh đã qua đời. Tôi lặng đi vài giây. Dẫu biết rằng, cái qui luật tự nhiên đó không ai có thể tránh khỏi, nhất là GS Nguyễn Xuân Vinh đã ở tuổi 92. Tuy nhiên, một thiên tài khoa học không gian mất đi để lại sự luyến tiếc trong lòng người. Nhất là nhà văn Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh gốc gác có cùng quê ngoại Nam Định. Do vậy, tôi liền tìm đọc sâu về ông.

Đọc tiếp “Đỗ Trường – GIÁO SƯ NGUYỄN XUÂN VINH – CHÂN DUNG TỪ MỘT NHÀ VĂN”

Phạm Văn Duyệt – NHỮNG KHÚC TÌNH BUỒN TRONG THƠ NHẠC MIỀN NAM

Tình yêu lứa đôi, hôn nhân vợ chồng là những phạm trù triết học vô cùng mầu nhiệm. Thật khó để giải thích cho tận tường thấu đáo.

Hạnh phúc – khổ đau, Hòa thuận – xung khắc, Sum họp – chia lìa…Nhiều người thành công viên mãn, lắm kẻ thất bại ê chề.

Giới văn nghệ sĩ cũng không tránh khỏi những trường hợp buồn bã ly tan khi mà hai tâm hồn thiếu sự đồng điệu cảm thông, không chấp nhận tương nhượng đi chung về một hướng, khiến cho lực hướng tâm phải nhường bước lực ly tâm. Chỉ có điều an ủi là chính nhờ những chuyện tình buồn mà nền thi ca âm nhạc đã sản sinh biết bao tuyệt tác để đời.Đọc tiếp “Phạm Văn Duyệt – NHỮNG KHÚC TÌNH BUỒN TRONG THƠ NHẠC MIỀN NAM”

Nhã Duy – Ubuntu, một người vì mọi người  

FB_IMG_1661677684632

Chuyện kể rằng, có nhà khảo cổ sang Châu Phi và gặp một nhóm trẻ em một bộ tộc đang chơi đùa với nhau. Ông bày trò bằng cách đặt một giỏ kẹo và thách rằng, em nào chạy đến trước sẽ lấy được nhiều nhất. Đọc tiếp “Nhã Duy – Ubuntu, một người vì mọi người  “

Ngô Khôn Trí – CHIẾC GHẾ THỦ TƯỚNG VÀ TÒA HIẾN PHÁP THÁI LAN

Ngày 22/5/2014, Đại tướng Prayuth Chan-ocha, Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Thái Lan, đã chỉ huy cuộc đảo chính lật đổ chính quyền đương nhiệm của nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra, một chính phủ được  gọi là “chính phủ chăm sóc” do bởi chủ trương diệt trừ nghèo khổ thông qua chương trình trợ giá gạo và chính sách phát triển hệ thống chăm sóc người cao tuổi.Đọc tiếp Ngô Khôn Trí – CHIẾC GHẾ THỦ TƯỚNG VÀ TÒA HIẾN PHÁP THÁI LAN

Phạm văn Vĩnh – Tìm hiểu một số thành ngữ điển tích thông dụng Tây phương

cronus
Thần Cronus

Bất cứ một dân tộc nào trên thế giới, dù đông hay không, dù văn minh hay lạc hậu, đều có một nền văn hoá  riêng của họ. Dân tộc nào càng hiện hữu lâu đời thì nền văn hoá của dân tộc đó càng sâu và số lượng điển tích, thần thoại, truyền thuyết của họ càng nhiều. Trải qua mấy ngàn năm văn hiến, kho tàng văn chương, nghệ thuật nước ta vì thế chứa đựng nhiều điển tích. Có khi đọc một bài thơ, xem một vở kịch hoặc nghe một bài hát, người thưởng thức, nếu không biết đến điển tích, sẽ bỡ ngỡ không hiểu tác giả muốn nói điều gì.Đọc tiếp “Phạm văn Vĩnh – Tìm hiểu một số thành ngữ điển tích thông dụng Tây phương”

Phạm hy Sơn – Các Tôn Giáo ở Việt Nam qua Tục Ngữ Ca Dao

sach-tucngucadaovietnam            Việt Nam có nhiều tôn giáo : Đạo Phật, đạo Khổng, đạo Lão, đạo Thiên Chúa . . . là những đạo du nhập bên cạnh những đạo đã có sẵn từ bao đời được người Việt tin theo .  Trong phạm vi trình bày ở đây, chúng tôi chỉ đề cập đến những tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng đến lối sống của người Việt thể hiện qua tục ngữ ca dao .  Đọc tiếp Phạm hy Sơn – Các Tôn Giáo ở Việt Nam qua Tục Ngữ Ca Dao

Trương Văn Dân – Cùng … BAY VỀ TÂM DỊCH (Phần II)

sach - cung bay ve tam dichPhần II: Từ Sài Gòn đến Doha. ( từ trang 6 đến 14)

  1. Từ Sài Gòn đến Doha

Giải quyết gấp công việc trong một tuần, sau đó tôi liền đặt vé để bay về Ý. Tưởng mua vé là đi nhưng không ngờ đây là cuộc hành trình đầy gian lao và đầy thất vọng, có khi tưởng như không lối thoát!Đọc tiếp “Trương Văn Dân – Cùng … BAY VỀ TÂM DỊCH (Phần II)”

Hoa Lan – Giấu kín trong tim (phần 8)

tinh yeuLá Sen gặp được Lưỡi Hái trong kiếp này là cả một tặng phẩm của đất trời. Từ lúc yêu nhau đến giờ nàng đã đặt cho người tình không biết bao nhiêu là cái tên rồi. Đầu tiên là Chàng Tình Cuối, nghe cũng nhức nhối nhưng chưa được kiểm chứng xem có thật là tình cuối hay không? Kế tiếp nàng gọi chàng là Hải Mã và tự xưng mình là Mỹ Ngư, giống như kiểu “Nếu anh là Quân Vương, em sẽ là Hoàng Hậu“. Đọc tiếp “Hoa Lan – Giấu kín trong tim (phần 8)”

Ngô Khôn Trí – BI KỊCH CỦA NGƯỜI TRÚNG XỔ SỐ

lottogewinnerHôm trước, đọc được bài thơ haiku của nhà thơ và cũng là nhà thư pháp Aida Mitstuo nổi tiếng Nhật Bản, nói về TIỀN, của một anh bạn ở Nhật giới thiệu. Nội dung bài thơ được anh dịch ra tiếng Việt là : Đời người ta tiền không phải – là tất cả nhưng có thì tiện – không có thì phiền – Vậy có vẫn hơn nha.Đọc tiếp “Ngô Khôn Trí – BI KỊCH CỦA NGƯỜI TRÚNG XỔ SỐ”

Gió ViVu Nhã Duyên – Oan Hồn

Có thể người ta thích viết, nghe, kể chuyện ma, đóng phim ma hay coi phim ma,… nhưng chưa ai được nhìn thấy ma “thật” đâu, mà đó chỉ là những “hồn ma, bóng quế” do hãi hùng tưởng tượng mà sợ quá hóa thật! Những người theo khoa học thì cho rằng ma là chuyện hoang đường, bịa đặt để hù dọa hay răn dạy người đời. Nhưng, trong cuộc sống đời thường lại có những hiện tượng “bất thường” thật mơ hồ, huyền hoặc mà khoa học đang tìm cách giải thích và chứng minh (!?) … như những câu chuyện truyền khẩu trong dân gian về oan hồn, gọi hồn người xưa, ma hiện hình, quỷ ám,…

Đọc tiếp “Gió ViVu Nhã Duyên – Oan Hồn”

Văn chương trào phúng thời cúm Tàu (2019-2022)

coronaĐại dịch cúm Tàu, như cách dân gian vẫn gọi, bùng nổ từ Vũ Hán, Trung Quốc, từ cuối năm 2019, hoành hành dữ dội trên toàn thế giới trong suốt hai năm 2020-2021, rồi dần suy yếu từ đầu năm 2022.

Một cuộc chiến tranh thế giới – Thế chiến III, chiến tranh vi trùng – nhưng quy mô mở rộng hơn nhiều so với hai Thế chiến trước đó. Nó tràn ra cả bên ngoài châu Âu và châu Á, vượt hẳn ra khỏi bức tường các đại dương để sang đến tận châu Mỹ và châu Úc. Đọc tiếp “Văn chương trào phúng thời cúm Tàu (2019-2022)”